Dịch vụ giáo dục và đào tạo

Education and training services

CONCEPT

Một giáo viên tại một trang web giáo dục Nhật Bản cung cấp hướng dẫn.
Tâm lý trẻ em, chăm sóc căng thẳng của giáo viên, rèn luyện thể lực cơ bản là niềm vui cho trẻ em.

Teachers of the Japanese language education website will provide instructions.
Child psychology, teacher stress care and basic exercises are fun for children.


日本語教育ウェブサイトの教師が指示を提供します。
子どもの心理学、教師のストレスのケア、基本的な運動は子どもにとって楽しいです。

Mục đích của hội thảo


Chúng tôi đào tạo giáo viên và phụ huynh về tự kỷ. Chúng tôi thực hiện đào tạo từ cơ bản của tự kỷ đến thực hành nâng cao.

We train teachers and parents on autism. We carry out training from basics of autism to advanced practice.

"Rối loạn phát triển" là gì?

"Rối loạn phát triển" là gì?

Tự kỷ nặng và thiểu năng trí tuệ từ lâu đã được công nhận là "khuyết tật" và đã được hỗ trợ xã hội. Mặt khác, các rối loạn phát triển nhẹ như ASD (rối loạn phổ tự kỷ) và ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể không bị trì hoãn về mặt trí tuệ hoặc có thể có trí thông minh cao hơn giá trị trung bình. Họ thường được coi là "những đứa trẻ đáng lo ngại" hoặc "những đứa trẻ lo lắng".

Chức năng não không cân bằng

Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần tại Hoa Kỳ đã tạo ra DSM-II, một tiêu chuẩn chẩn đoán cho các rối loạn tâm thần. Do đó, "Rối loạn thiếu tập trung (ADD)" được thông qua, và làm rõ được việc "không tập trung", "hiếu động" và "bốc đồng" ở những người bị rối loạn phát triển là do rối loạn chức năng não. Trước đó, những đứa trẻ có hành vi kỳ quặc được gọi là "Rối loạn chức năng não tối thiểu (MBD)", và người ta cho rằng đây là do một rối loạn nhỏ trong não, và các chi tiết không được làm rõ. Cuối cùng, người ta hiểu ra rằng đó là do ảnh hưởng của sự mất cân bằng chức năng não.

DSM sau đó tiếp tục được sửa đổi và cuối cùng được gọi là ADD như bây giờ ( ADHD: Viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder). Hơn nữa, hội chứng Asperger mà chúng ta thường nghe trước đây, được cho là “ Rối loạn phổ tự kỷ” (ASD) cùng với các rối loạn tự kỷ khác bao gồm các đặc điểm của nó.

Nguyên nhân của rối loạn phát triển là gì? Rối loạn phát triển não bẩm sinh

Rối loạn phát triển cho thấy sự phát triển bất thường do chức năng não bộ bị suy giảm mặc dù không có khuyết tật về trí tuệ một cách rõ ràng. Nói cách khác, do sự phát triển mất cân bằng ở não nên những thứ như trí tưởng tượng, (tính sáng tạo), khả năng giao tiếp ( về hành vi, diễn đạt) sai lệch và bị bóp méo và dẫn đến cái gọi là “Hành động gây rắc rối” ở trẻ. Do những đặc điểm này, trẻ thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với những người xung quanh và môi trường, nên có một số chuyên gia còn gọi “Rối loạn phát triển là rối loạn thích ứng”.

Một đặc điểm cần lưu ý nữa là, rối loạn phát triển là khuyết tật bẩm sinh. Cũng có nhiều trường hợp là người trưởng thành lo lắng rằng mình có phải mắc hội chứng rối loạn phát triển hay không khi kỹ năng giao tiếp xã hội kém hoặc gặp khó khăn trong công việc. Với trường hợp như vậy, bác sĩ chẩn đoán bệnh rối loạn phát triển sẽ hỏi về sự nuôi dưỡng hay các rắc rối từ thời thơ bé cũng như các đặc điểm của người thân (để điều tra các yếu tố di truyền) trong lúc thăm khám bệnh. Nếu người đó gặp nhiều vấn đề khác nhau từ thời thơ ấu như gây ra các lỗi bất cẩn do sự suy giảm chú ý hay gặp các vấn đề như tăng động và khó khăn trong giao tiếp thì có khả năng mắc hội chứng này. .Tuy nhiên nếu trong quá trình phát triển từ nhỏ mà không có vấn đề gì nhưng khi trở thành người lớn thì đột nhiên xuất hiện những vấn đề như vậy thì đó không phải là chậm phát triển trí tuệ mà được nghi ngờ là do một bệnh khác về tâm lí.

Cách nuôi dạy của bố mẹ không phải là nguyên nhân

Ở Nhật bản khi hiểu biết về rối loạn phát triển còn chưa rộng rãi, các giáo viên ở trường học hay bảo mẫu thường sẽ chỉ trích các bậc phụ huynh có con mang những “hành động gây rắc rối” rằng “không được mẹ nuôi dạy tốt” hay “thiếu kỷ luật”. Hoặc có thời kỳ có niềm tin cố hữu rằng việc thiếu tình yêu thương trong cách nuôi dạy của cha mẹ giống như là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Có rất nhiều những bậc cha mẹ cảm thấy mất mát vô cùng vì dù đã dành hết tất cả tình yêu thương cho con mình, vậy mà chúng vẫn liên tục gặp nhiều rắc rối.

Như đã nói ở trên, tự kỷ là căn bệnh bẩm sinh nên nó không phải là những thứ bị gây ra bởi cách nuôi dạy con cái. Có nhiều ý kiến đưa ra rằng nó mang tính di truyền nhưng việc chạy theo nguyên nhân này hẳn không đem lại nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên khả năng cao là nó sẽ dẫn đến dạng thương tật thứ cấp nên đó là điều cần thiết để đánh giá chính xác môi trường gia đình và xung quanh trẻ.

Những đặc tính của rối loạn phát triển.  Các triệu chứng

Chúng tôi sẽ giải thích một cách chi tiết về các loại của hội chứng rối loạn phát triển này. Các loại của hội chứng rối loạn phát triển thường chồng chéo đan xen nhau thay vì mang đặc điểm riêng biệt của mỗi loại. Nói cách khác, có những người chỉ có các đặc điểm của “ADHD” nhưng đồng thời cũng có người cùng lúc mang đặc điểm của ADHD và ASD, hoặc ADHD và ASD, sau đó là LD. Bao nhiêu trong số chúng được nhân lên tùy thuộc vào mỗi người và mặt khác nó phụ thuộc vào mức độ của rối loạn. Nói chung rằng, dù nói một cách ngắn gọn là Rối loạn phát triển, nhưng biểu hiện của mỗi người khác nhau, đó là một trong những yếu tố gây khó khăn trong việc lý giải hội chứng này.

Chứng rối loạn phổ tự kỷ ( ASD: Autistic Spectrum Disorders)

Khi tiêu chuẩn chẩn đoán “DSM-II” được công bố vào năm 1980 thì nhóm người bị rối loạn phát triển xã hội, như kỹ năng giao tiếp, đại diện là tự kỷ được phân loại là Rối loạn phát triển lan tỏa (PDD: Pervasive Developmental Disorders). PDD là hội chứng phổ tự kỷ, bao gồm hội chứng Rett, rối loạn phân rã ở trẻ em, rối loạn Asperger và rối loạn lan tỏa không xác định. Sau khi được sửa đổi thành “DSM-5” vào năm 2013, ngoài hội chứng Rett thì ba hội chứng còn lại đều được đặt tên là “ASD”

“Phổ” được dùng ở đây có nghĩa là “liên tục”. Nó được hiểu là các triệu chứng liên tục xảy ra ở từ những người bị rối loạn tự kỷ nghiêm trọng, khó sinh hoạt được một mình đến những người đủ nhẹ để tự kiểm soát được. ASD chủ yếu là khiếm khuyết về tương tác xã hội và hạn chế về năng lực hành vi, hoạt động thường ngày. Cũng có giả thuyết cho rằng đó là do thiếu hụt của Hormone Serotonin.

Nguyên nhân của rối loạn phát triển là gì? Rối loạn phát triển não bẩm sinh

Rối loạn phát triển cho thấy sự phát triển bất thường do chức năng não bộ bị suy giảm mặc dù không có khuyết tật về trí tuệ một cách rõ ràng. Nói cách khác, do sự phát triển mất cân bằng ở não nên những thứ như trí tưởng tượng, (tính sáng tạo), khả năng giao tiếp ( về hành vi, diễn đạt) sai lệch và bị bóp méo và dẫn đến cái gọi là “Hành động gây rắc rối” ở trẻ. Do những đặc điểm này, trẻ thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với những người xung quanh và môi trường, nên có một số chuyên gia còn gọi “Rối loạn phát triển là rối loạn thích ứng”.

Một đặc điểm cần lưu ý nữa là, rối loạn phát triển là khuyết tật bẩm sinh. Cũng có nhiều trường hợp là người trưởng thành lo lắng rằng mình có phải mắc hội chứng rối loạn phát triển hay không khi kỹ năng giao tiếp xã hội kém hoặc gặp khó khăn trong công việc. Với trường hợp như vậy, bác sĩ chẩn đoán bệnh rối loạn phát triển sẽ hỏi về sự nuôi dưỡng hay các rắc rối từ thời thơ bé cũng như các đặc điểm của người thân (để điều tra các yếu tố di truyền) trong lúc thăm khám bệnh. Nếu người đó gặp nhiều vấn đề khác nhau từ thời thơ ấu như gây ra các lỗi bất cẩn do sự suy giảm chú ý hay gặp các vấn đề như tăng động và khó khăn trong giao tiếp thì có khả năng mắc hội chứng này. .Tuy nhiên nếu trong quá trình phát triển từ nhỏ mà không có vấn đề gì nhưng khi trở thành người lớn thì đột nhiên xuất hiện những vấn đề như vậy thì đó không phải là chậm phát triển trí tuệ mà được nghi ngờ là do một bệnh khác về tâm lí.

Những đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

 Không quan tâm tới môi trường xung quanh Gặp khó khăn trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác Thường chơi một mình Thường có xu hướng cực đoan về một điều gì đó Quá nhạy cảm hoặc phản ứng kém đối với các kích thích giác quan

Tiêu chuẩn chẩn đoán mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ

 Liên tục gặp khó khăn trong việc tương tác và giao tiếp xã hội Luôn lặp đi lặp lại một hành động, thói quen hay nghi thức nào đó Các triệu chứng có mặt sớm trong quá trình phát triển nhưng dần trở nên rõ ràng về sau. Các triệu chứng gây ảnh hưởng đáng kể đến các năng lực xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ASD là người gặp không chỉ một mà tất cả các triệu chứng trên. Như đã nói ở đầu, những tiêu chuẩn này không dùng để chẩn đoán những người không có các đặc điểm này trong giai đoạn phát triển từ sớm ( từ khi còn nhỏ). Ngoài ra hội chứng này còn được chẩn đoán ở những người mặc dù mang các đặc điểm của ASD nhưng đã có thể tự kiểm soát và vượt qua được, đồng thời có môi trường xung quanh và được hỗ trợ tốt nên họ có thể sinh hoạt mà không gặp vấn đề gì ở trường và nơi làm việc.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ( ASD : Attention Deficit Hyperactivity Disorder)

Những đứa trẻ mắc hội chứng ADHD, hầu như đều mang những đặc điểm như “không thể tập trung” “không thể ngồi yên một chỗ” hay “ Bạo lực”. Thực ra những đứa trẻ mắc hội chứng này có rất nhiều đặc điểm nhưng phải kể đến nhiều nhất là “ Lơ đãng” “Không thể tập trung” “ Hay quên đồ”、phần lớn những rắc rối xảy ra do suy giảm chú ý đều là đặc trưng của ADHD. Hơn nữa, những trường hợp tăng động giảm dần ở thời ấu thơ cho đến tiểu học, sau đó khởi phát rõ ràng hội chứng suy giảm  chú ý ở trung học, cấp ba và đại học có xu hướng tăng lên.

Những đặc điểm chính của rối loạn tăng động giảm chú ý

 Hay quên đồ và thường gây ra lỗi Thường kém trong việc sắp xếp hay dọn dẹp Thường xuyên lơ đãng, mơ màng Luôn đi lại, di chuyển Bốc đồng, thường nghĩ gì nói nấy

Tiêu chuẩn chẩn đoán ADND

1.Sự mất tập trung liên tục hoặc hiếu động thái quá gây ra bởi hội chứng suy giảm chú ý và tăng động gây trở ngại cho quá trình phát triển.

2.Một số triệu chứng của suy giảm chú ý và tăng động xảy ra trước năm 12 tuổi.

3.Một số triệu chứng của suy giảm chú ý, tăng động phải xuất hiện ở trên hai tình huống ( Ví dụ: Gia đình, trường học hoặc bạn bè)

4.Những triệu chứng đó gây trở ngại cho khả năng tương tác xã hội cũng như việc học tập. Hoặc có bằng chứng rõ ràng về việc suy giảm chất lượng của những thứ trên.

Hội chứng khó học ( LD: Learnibg Disability)

Gồm 3 loại.  Khó đọc . Khó viết . Khó tính toán

Hội chứng khó học là một dạng khuyết tật học tập ở những trẻ không có sự suy giảm về thị lực và thính giác, có môi trường học tập tốt, và mặc dù bản thân đã nỗ lực thế nhưng lại gặp khó khăn trong việc đọc, viết và các thao tác chữ cái và số ( ví dụ như viết văn). Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ định nghĩa rằng “ Về cơ bản không có sự chậm trễ trong phát triển trí tuệ tổng thể, nhưng gặp khó khăn đáng kể trong việc đạt được một số khả năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán hay lý luận.

Mắc hội chứng khó học cũng là do chức năng não không cân bằng ở các lĩnh vực “đọc” “viết”, “tính toán”. Hội chứng LD được phân làm ba loại.

Dyslexia (Chứng khó đọc) Rối loạn khả năng đọc: Gặp khó khăn trong việc đọc

Dysgraphia ( Chứng khó viết) Rối loạn khả năng viết : Gặp khó khăn trong việc viết

Discalicure ( Chứng khó tính toán) Rối loạn khả năng tính toán : Gặp khó khăn trong việc làm toán, các phép tính.

 

Chứng khó đọc này gây ra bởi khó khăn trong việc chuyển đổi từ chữ viết bằng âm thanh tương ứng của não bộ. Bởi vậy mà dẫn đến việc không đọc được hay đọc nhầm. Tuy nhiên có trường hợp vẫn có thể đọc và trả lời các câu hỏi kiểm tra vì có năng lực lý giải tốt. Ngoài ra còn có đặc điểm là không thể làm được một số điều nhất định như đọc được chữ nhưng lại không thể tính toán, hay làm toán được nhưng lại không đọc chữ được.

Rối loạn phối hợp phát triển (DCD:Developmental Coordination Disorder)

Đây là một dạng rối loạn kết hợp ba hội chứng kể trên và các khả năng vận động thể chất yếu hơn đáng kể so với tuổi tác và nhận thức. Dù là các khả năng vận động thô hay việc sử dụng các ngón tay đều gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết đều rất vụng về. Lúc còn nhỏ, những đứa trẻ lanh lợi hoạt bát thường nhận được sự đánh giá cao của mọi người. Ngược lại những đứa trẻ vận động kém và vụng về có thể dẫn đến việc đánh mất sự tự tin và tổn thương lòng tự trọng ở trẻ.

RỐI LOẠN GẮN BÓ LÀ GÌ?

「愛着障害」とは?

Những đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn gắn bó là những đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu tình yêu thương dai dẳng.

Gần đây, những trẻ em mắc hội chứng rối loạn gắn bó tăng nhanh. Vậy “rối loạn gắn bó” có nghĩa là gì?

Những đứa trẻ không có sự gắn kết ổn định với bố mẹ từ thời ấu thơ sẽ dễ mắc chứng trầm cảm do đánh mất sự tin tưởng trong mối quan hệ giữa người với người với nhau. Sự phát triển tinh thần khỏe mạnh của một đứa trẻ đòi hỏi sự kết nối tình cảm ổn định ( sự gắn bó) với bố mẹ. Sự gắn bó mạnh mẽ như vậy có thể thúc đẩy đứa trẻ lần đầu tiên biết khẳng định bản thân và cảm thấy rằng chúng có giá trị.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thờ ơ hoặc quá nghiêm khắc, sẽ không thể nào bồi đắp được một cơ sở nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh cho con cái họ. Trẻ sẽ rất dễ mắc hội chứng “rối loạn gắn bó” nếu cho đến khoảng 3 tuổi không được nuôi dưỡng bởi sự gắn bó yêu thương và không thể tự khẳng định mình. Từ lúc sinh ra cho đến năm ba tuổi là giai đoạn gốc rễ cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng sự tự khẳng định mình. Nói cách khác, những vấn đề xảy ra sau năm 4 tuổi lại có thể dễ dàng khắc phục được sau đó.

Sự khác nhau giữa rối loạn gắn bó và rối loạn phát triển là gì?

Những trẻ mắc hội chứng rối loạn gắn bó có xu hướng hoảng loạn và bối rối vì không thể xử lý tốt cảm giác khó chịu xảy ra bên trong mình.

 Trẻ bị rối loạn phát triển cũng có xu hướng tự kỷ tương tự nhưng các rối loạn là bẩm sinh, trong khi các triệu chứng của rối loạn gắn bó gây ra bởi mối quan hệ với bố mẹ. Vì vậy chúng có thể được ngăn chặn hoặc cải thiện bằng cách chăm sóc của bố mẹ.

Những hành động của bố mẹ là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn gắn bó?

Rối loạn gắn bó gây ra bởi sự ảnh hưởng của môi trường gia đình. Vậy cụ thể đó là những hành động nào của bố mẹ?

Chìm đắm trong điện thoại thông minh

Ngày nay có rất nhiều bậc cha mẹ quá say mê những mạng xã hội như LINE, SNS hay các trò chơi mà không nhận ra rằng mình đã thờ ơ và bỏ bê con cái. Điều này còn được gọi là “Chìm đắm trong điện thoại thông minh”. Nếu một đứa trẻ khóc và tìm đến cha mẹ nhưng chúng không nhận được đủ sự âu yếm vỗ về thì chúng sẽ lớn lên mà không thể xây dựng được mối quan hệ gắn bó ổn định với người trong gia đình.  

Tất nhiên mọi việc sẽ không thể giải quyết bằng việc bạn chỉ đáp lại khi trẻ khóc. Việc chìm đắm trong điện thoại bắt đầu từ những tình huống như một em bé đã luôn chăm chú dõi theo mẹ nó nhưng vì quá say mê với điện thoại của mình nên người mẹ đã chẳng hề nhận ra.

Giáo sư Morotomi gọi một tình huống như vậy là “Ngược đãi nhỏ”. Tuy nhiên điều đáng sợ là cha mẹ tiếp tục những hành động ấy mà không nhận ra đã vô tình làm tổn thương trái tim đơn thuần của con trẻ.

La mắng quá mức

Việc la mắng trẻ quá mức cần thiết cũng là một trong những “Ngược đãi nhỏ”. Có rất nhiều bậc phụ huynh áp đặt con cái, không ngừng thuyết giáo và la mắng chúng rất nhiều khi trẻ không nghe lời. Những đứa trẻ luôn bị cha mẹ la mắng nặng nề sẽ dẫn đến hậu quả là dễ mất kiểm soát cảm xúc của bản thân và lại dùng những lời nói nặng nề quát mắng những đứa trẻ khác.

Những hành động của bố mẹ là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn gắn bó?

Rối loạn gắn bó gây ra bởi sự ảnh hưởng của môi trường gia đình. Vậy cụ thể đó là những hành động nào của bố mẹ?

Chìm đắm trong điện thoại thông minh

Ngày nay có rất nhiều bậc cha mẹ quá say mê những mạng xã hội như LINE, SNS hay các trò chơi mà không nhận ra rằng mình đã thờ ơ và bỏ bê con cái. Điều này còn được gọi là “Chìm đắm trong điện thoại thông minh”. Nếu một đứa trẻ khóc và tìm đến cha mẹ nhưng chúng không nhận được đủ sự âu yếm vỗ về thì chúng sẽ lớn lên mà không thể xây dựng được mối quan hệ gắn bó ổn định với người trong gia đình.  

Tất nhiên mọi việc sẽ không thể giải quyết bằng việc bạn chỉ đáp lại khi trẻ khóc. Việc chìm đắm trong điện thoại bắt đầu từ những tình huống như một em bé đã luôn chăm chú dõi theo mẹ nó nhưng vì quá say mê với điện thoại của mình nên người mẹ đã chẳng hề nhận ra.

Giáo sư Morotomi gọi một tình huống như vậy là “Ngược đãi nhỏ”. Tuy nhiên điều đáng sợ là cha mẹ tiếp tục những hành động ấy mà không nhận ra đã vô tình làm tổn thương trái tim đơn thuần của con trẻ.

La mắng quá mức

Việc la mắng trẻ quá mức cần thiết cũng là một trong những “Ngược đãi nhỏ”. Có rất nhiều bậc phụ huynh áp đặt con cái, không ngừng thuyết giáo và la mắng chúng rất nhiều khi trẻ không nghe lời. Những đứa trẻ luôn bị cha mẹ la mắng nặng nề sẽ dẫn đến hậu quả là dễ mất kiểm soát cảm xúc của bản thân và lại dùng những lời nói nặng nề quát mắng những đứa trẻ khác.

Danh sách kiểm tra hội chứng “Rối loạn gắn bó”

Hãy cùng kiểm tra 5 hành vi phổ biến nhất của trẻ bị lạm dụng nhỏ và mắc hội chứng rối loạn gắn bó.

Không kiềm chế được sự nóng nảy, giận dữ

Không dừng được những hành động như nằm vật xuống rồi la toáng lên.

 

Dễ dàng chán nản buông xuôi

Vì không được nuôi dưỡng đủ cảm xúc khẳng định bản thân nên dễ chán nản dù chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt.

Hay cãi lộn, chống đối

Thường cảnh giác cao độ với người khác, thường gây chiến và cãi lộn với người khác.

Thường đập phá mọi thứ

Do tính hung hăng tích tụ dần trong trẻ, mà chúng thường có những hành động như ném và phá vỡ đồ vật một cách thô bạo

Ăn cắp hoặc giấu đồ

Trẻ ăn cắp đồ của bạn bè dù không đặc biệt muốn chúng. Mà bởi thói quen thích lừa dối người khác.

Hãy nhìn lại cách nuôi dạy con cái của mình để biết chúng ta có đang có những “Ngược đãi nhỏ” không?

Quá chăm chú vào Email mà không nhận ra tiếng gọi của con trẻ, hay la mắng nặng nề mỗi khi trẻ làm điều gì sai trái. Nhìn lại việc chăm sóc con của mình, hẳn là có rất ít những bậc cha mẹ hoàn toàn không làm những điều này hay sao?

Tất nhiên mọi người nên có một số kinh nghiệm đó. Tuy nhiên, việc biết được rằng nó có quá nhiều không là một cái gì đó rất khó để một mình bản thân tự nhận ra được. Đầu tiên, hãy dừng lại và thử suy nghĩ xem hành vi của bạn có ảnh hưởng xấu tới con cái bạn hay không. Nhận thức về sự rủi ro là sự khởi đầu của việc xem xét mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Nếu bạn muốn dùng điện thoại thông minh khi ở với con bạn, hãy cố gắng thử dừng nó một lát. Nếu con làm bạn bực mình, hãy đi đến những nơi cách xa trẻ, chẳng hạn như đi vệ sinh, hít thở sâu và làm dịu cảm xúc trước khi la mắng chúng.

Khi những bậc cha mẹ vô tình làm những hành động “ngược đãi nhỏ”, nó là khởi nguồn cho hội chứng rối loạn gắn bó. Tôi muốn những bậc làm cha mẹ một lần nữa nhìn nhận lại hành động của bản thân.

Gợi ý

 Một mối quan hệ kết nối ổn định và an tâm với bố mẹ là điều cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu không đủ sự gắn bó thương yêu cho đến năm 3 tuổi thì trẻ rất dễ mắc hội chứng rối loạn gắn bó Những ngược đãi nhỏ như quá say mê điện thoại thông minh hay quá nghiêm khắc sẽ dễ gây ra chứng rối loạn gắn bó cho trẻ. Trẻ bị rối loạn gắn bó thường có xu hướng nổi loạn, giận dữ và tự kỷ nặng. Dù trẻ có mắc hội chứng rối loạn gắn bó nhưng nó có thể cải thiện được bằng sự thay đổi và dũng cảm đối mặt của cha mẹ.

Gợi ý

 Một mối quan hệ kết nối ổn định và an tâm với bố mẹ là điều cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu không đủ sự gắn bó thương yêu cho đến năm 3 tuổi thì trẻ rất dễ mắc hội chứng rối loạn gắn bó Những ngược đãi nhỏ như quá say mê điện thoại thông minh hay quá nghiêm khắc sẽ dễ gây ra chứng rối loạn gắn bó cho trẻ. Trẻ bị rối loạn gắn bó thường có xu hướng nổi loạn, giận dữ và tự kỷ nặng. Dù trẻ có mắc hội chứng rối loạn gắn bó nhưng nó có thể cải thiện được bằng sự thay đổi và dũng cảm đối mặt của cha mẹ.


Đào tạo làm cho cảm xúc của giáo viên dễ dàng hơn

Training makes teachers' emotions easier

Hương trình bài tập lớp đặc biệt


アクセス
38Tu Xuong St,Ward07,District3, Hp Chi Minh City,Vietnam

MAI Education & Training 

VỊ TRÍ & GIỜ
LOCATION & HOURS

住所 4-2-2koujimachi Chiyoda-ku Tokyo Japan
電話 +81-90-1251-1992
Website https://peraichi.com/landing_pages/view/9at44
E-mail mama12511992@gmail.com
E-mail mama12511992@gmail.com